Header Ads

BTCClicks.com Banner

Điểm di tích Cột dây Thép


Vị trí: Di tích Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An GiangĐặc điểm: Đây là nơi được chọn treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang.

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền thực dân Pháp lúc ấy dùng để thông tin liên lạc giữa các xã ở hai bên bờ sông.
Mỗi cột dây thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30m với bốn chân trụ xiên theo bốn hướng. Mỗi chân trụ cách nhau khoảng 1,5m. Các chân trụ đều được làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau để tạo thêm sức tải lực cho toàn khối cột.
Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, là một dấu ấn trong lòng mọi người dân An Giang khi tìm hiểu về lịch sử của tỉnh.
Cột dây Thép Long Điền A, huyện Chợ Mới được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, để thực hiện hệ thống thông tin và liên lạc của chính quyền thực dân Pháp.
Cột dây Thép hình tháp chóp vuông, cao 30 mét với 4 chân trụ vững chắc, mỗi chân thép hình chữ  L nối kết không đều. Ngoài ra để chịu lực, được gia cố thêm bằng những thanh thép bắt tréo gấp khúc ở giữ từng khoảng.
Cột dây Thép nổi tiếng do gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung, trong những ngày đầu thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào Cách mạng tỉnh An Giang và cũng là điểm tập hợp quần chúng đấu tranh của Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.
Sau khi lá cờ đầu tiên được treo trên đỉnh cột dây thép lần lượt các lá cờ khác của Đảng được treo lên khắp nơi trong huyện.
loading...